[Danh Ngôn] Cái tội lớn nhất của chúng ta là đã khiếp sợ trước cái xấu và cái ác nhất là khi cái xấu, cái ác nắm quyền lực.
Bố và mẹ tôi thân nhau từ hồi học trung học, vào một lần mẹ bị hỏng xe trong khi cần tới diễn tập đồng ca ở... 3 địa điểm khác nhau.
Hôm đó, bố đã không ngại trời trưa nắng, hì hục đạp xe chở mẹ - một cô bạn không thân lắm - đi đến từng nơi một, và đứng chờ cho mẹ tập xong. Sau khi tốt nghiệp trung học, bố mẹ tôi chính thức yêu nhau. Bố mẹ tôi đính hôn vào năm 1986, và quyết định chọn ngày cưới là 24/5/1987.
6 ngày trước đám cưới, bố mẹ tôi cùng đi chọn trang phục cho cô dâu chú rể. Khi xong thì ai cũng mệt phờ và bố mẹ quyết định... ai về nhà nấy nghỉ ngơi, không đi chơi đâu nữa. Và thật không ngờ, trong khi mẹ tôi về nhà và đi ngủ, thì bố tôi về nhà và phải gọi 911 vì bố thấy không thể thở được. Còn mẹ không biết gì cả, vẫn... yên tâm nằm ngủ và sáng hôm sau dậy muộn.
Phải đến tận trưa, mẹ mới kiểm tra các tin nhắn thoại. Nghe một tin nhắn từ bệnh viện. Mẹ đã sốc đến nỗi ngã ngồi xuống sàn. Khi mẹ đến bệnh viện thì bố tôi đã hôn mê và phải thở bằng bình oxy. Tất cả những gì mẹ tôi cảm thấy lúc đó là hoảng hốt. Mẹ ngồi chờ một lúc thì bác sĩ bước ra, trả lời cho câu hỏi của mẹ về việc bố có thể làm đám cưới vào ngày thứ bảy hay không:
- Tôi xin lỗi, cô Lauren... nhưng có thể sẽ không có đám cưới nào đâu. Mẹ suýt nữa thì ngất.
Cô y tá gọi mẹ ra một bên và giải thích rằng, rất có thể bố tôi sẽ không nhớ được bất kỳ đừng cố gặng hỏi gì. Mẹ vào gặp bố, mẹ thử nói chuyện với bố bằng cách cử động những ngón tay. Bố tôi phải dùng ngón tay viết từng chữ cái vào tay mẹ tôi, và khi mẹ tôi không hiểu được thì mẹ đưa bố cái bút và bố viết nguệch ngoạc trên giấy. Cuối cùng, mẹ cũng đọc được chữ bố viết ra.
Thật khủng khiếp khi đó lại là câu: "Cô là ai?". Có vẻ bố không nhớ gì cả. Liệu có phải não bố đã bị ảnh hưởng gì không?
Bốn ngày tiếp theo đó, bố hầu như không nói chuyện được. Rất nhiều bạn bè khuyên mẹ huỷ đám cưới. Sau nhiều suy nghĩ, mẹ đã quyết định không hủy đám cưới (con cảm ơn mẹ), mẹ chỉ lùi lại một thời gian mà thôi. Mẹ vẫn tin rằng người mẹ sẽ cưới chính là bố
chứ không ai khác.
Tới ngày thứ năm, khi bố tỉnh lại một chút, mẹ đã mang chiếc đĩa nhạc thu những bài hát dự định dùng trong đám cưới của hai người vào bệnh viện và bật cho bố nghe. Thật bất ngờ, bố mỉm cười!
Ngày 24/5 trôi qua và chẳng có gì tiến triển cả. Vậy là ngày cưới mà mẹ dự định, mong chờ, chuẩn bị, cuối cùng đã không diễn ra.
Đến ngày hôm sau, mẹ nhận được một cuộc điện thoại rất lạ. Đầu dây bên kia có tiếng thở rất khó nhọc và mãi không nói được gì. Mẹ đã suýt nữa thì đặt máy, nhưng bỗng nghe thấy tiếng nói rè rè: "Anh yêu em". Đó là bố!
Bố đã tỉnh và người đầu tiên bố gọi điện là mẹ. Bố đã không quên mẹ.
Tại bệnh viện, bố mẹ tôi đã nói chuyện được với nhau bằng lời, chứ không phải bằng bút và giấy nữa. Ngay tuần sau đó, mẹ tôi quyết định sẽ tổ chức đám cưới trong bệnh viện! Mẹ đặt hoa, thức ăn, bánh ngọt, và tất nhiên, xin phép các bác sĩ.
Vậy là đám cưới của bố mẹ tôi chỉ bị lùi lại hơn một tuần so với dự định - một điều ngoài sức tưởng tượng của bất kỳ ai biết về tình trạng của bố tôi lúc đó.
Đám cưới của bố mẹ tôi diễn ra hoàn hảo với âm nhạc (không phải nhạc sống mà chỉ là phát từ đĩa), thức ăn, rất nhiều hoa, gia đình, họ hàng và một số người bạn thân. Chú rể vẫn mặc quần áo bệnh nhân!
Bố tôi - một chú rể "khỏi phải mặc bộ complet", theo lời bố tôi vẫn đùa - phải ngồi trên giường bệnh trong suốt lễ cưới (vì bác sĩ không cho đứng dậy), nhưng bố rất hạnh phúc và còn có rất nhiều bác sĩ, y tá tới để chúc mừng nữa.
Mặc dù các bác sĩ nói rằng không biết bệnh của bố bao giờ mới chữa dứt và khả năng bình phục là bao nhiêu, nhưng một bằng chứng về sức mạnh của tình yêu mãnh liệt của mẹ tôi là vừa rồi, bố mẹtôi đã kỷ niệm 20 năm ngày cưới, còn tôi cũng đã được 17 tuổi rồi